2 tháng không có kinh nguyệt có sao không?

01:24 |
"Chào bác sĩ phòng khám phụ khoa Thái Hà, mong bác sĩ giải đáp giúp tôi 2 tháng không có kinh nguyệt là bị làm sao? Tôi năm nay 24 tuổi, vừa mới lấy chồng được hơn 4 tháng. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của tôi là 29 ngày, 2 tháng gần đât tôi bị chậm 3 ngày, đến tháng này thì mất hẳn. Tôi có mua que thử thai về nhưng que chỉ hiện 1 vạch đậm. Hiện tại tôi đang rất lo lắng, không biết có phải bản thân đang mắc phải bệnh nào nguy hiểm không?" (Bạn Hồng Ngọc – Hải Dương)

2 tháng không có kinh nguyệt có sao không?

Bạn Hồng Ngọc thân mến, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ tuy đã ổn định ở tuổi trưởng thành và đã đi qua giai đoạn “rối loạn kinh nguyệt” của tuổi dậy thì nhưng kinh nguyệt vẫn có thể thay đổi, làm nhiều chị em lo lắng, trong đó có hiện tượng bị chậm kinh.

Các chuyên gia phụ khoa cho biết, chậm kinh là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Thông thường mỗi tháng kinh nguyệt lại ghé thăm phụ nữ 1 lần (khoảng 28 ngày). Nếu chu kỳ kinh đến nhanh hoặc chậm hơn 7 ngày (từ 21 – 35 ngày) thì vẫn không có gì đáng ngại. Tuy nhiên nếu thời gian chậm kinh kéo dài hơn 7 ngày thì chứng tỏ sức khỏe phụ nữ đang gặp vấn đề. Như vậy trong trường hợp của bạn Hồng Ngọc không có kinh nguyệt 2 tháng là quá nhiều, nên chúng tôi có thể kết luận là bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân 2 tháng chưa có kinh nguyệt là gì?
>>> Bài viết bạn nên xem:

Chậm kinh 1 tháng có sao không?

Chậm kinh 2 ngày có sao không?

Nguyên nhân vì sao phụ nữ 2 tháng không có kinh nguyệt? 


Theo các bác sĩ có rất nhiều nguyên nhân có thể tác động và làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ như: Sử dụng thuốc tránh thai, tâm lý bất ổn, chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ.... Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà hiện tượng 2 tháng không có kinh nguyệt sẽ để lại hậu quả khác nhau, nặng có thể gây ra bệnh vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới, nhẹ thì chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng 2 tháng chưa có kinh nguyệt ở phụ nữ:

- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian ngắn sẽ không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Tuy nhiên nếu bạn gái coi thuốc tránh thai khẩn cấp như 1 biện pháp tránh thai thường xuyên (lạm dụng thuốc) sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp, trong đó có hiện tượng chậm kinh nguyệt. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh hoặc đang sử dụng phương pháp hóa trị liệu cũng có thể làm phụ nữ 2 tháng không có kinh nguyệt.

- Bệnh khoa khoa: Sự thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề, là dấu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm cần được điều trị. Trong đó viêm âm đạo, viêm tắc vòi trứng, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, u tuyến yên.... Để khắc phục tình trạng này và có 1 chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh như trước, chị em cần đi kiểm tra sức khỏe tại các phòng khám chuyên khoa uy tín. Tuyệt đối không được ngâm hoặc u bệnh quá lâu, vì càng để lâu biến chứng để lại càng nghiêm trọng, chi phí chữa bệnh càng cao, thậm chí có thể cướp đi thiên chức lạm mẹ thiêng liêng của nữ giới nếu không được can thiệp.

- Do mang thai: Chậm kinh, mất kinh là những biểu hiện đầu tiên của việc mang thai. Nếu phụ nữ đã có quan hệ tình dục thì cần lưu ý đến điều này để sớm có các biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho thai phụ.

- Yếu tố tâm lý: Sắp đến ngày hành kinh bạn gái bất ngờ bị sang chấn tâm lý khiến bạn rơi vào trạng thái trầm cảm, miệt mỏi, hay suy nghĩ, muộn phiền.... Tất cả các trạng thái tiêu cực này đểu có thể làm phụ nữ không có kinh nguyệt 2 tháng, thậm chí là nhiều hơn.

- Ảnh hưởng của môi trường – sinh hoạt: Môi trường bị ô nhiễm nặng cùng với nguồn chất lượng thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàng ngày không được đảm bảo, lẫn nhiều hóa chất độc hại; ăn uống thất thường, thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên bỏ bữa....đều có thể làm số vòng kinh của bạn bị thưa đi hoặc thu hẹp lại. Chỉ khi nào tình trạng này được cải thiện thì chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ mới trở lại bình thường.

Bạn Hồng Ngọc thân mến, dùng que thử thai không đúng thời điểm hoặc sử dụng que thử thai không đúng cách đều có thể làm sai kết quả. Do đó, để biết chính xác nguyên nhân không có kinh nguyệt 2 tháng của mình là gì, chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín sớm nhất để tiến hành thăm khám phụ khoa. Nếu có bệnh thì cần phải chữa, nếu do các yếu tố ngoại cảnh như trầm cảm, môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống thất thường....thì bạn nên có các biện pháp khắc phục kịp thời.


Read more…