Đau bụng kinh nguyệt phải làm thế nào?

20:11 |
Đau bụng kinh nguyệt là một triệu chứng khá phổ biến xảy ra ở trước, trong hoặc sau ngày đèn đỏ. Tùy vào từng cơ thể, từng giai đoạn phát triển mà mức độ, biểu hiện của hiện tượng đau bụng kinh sẽ khác nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Vậy đau bụng kinh nguyệt như thế nào và làm sao để hạn chế thấp nhất triệu chứng này?

Đau bụng kinh nguyệt như thế nào?
>>> Bài viết bạn nên xem:

Nguyên nhân đau bụng kinh do đâu?


1. Đau bụng kinh như thế nào?


- Đau bụng kinh là thuật ngữ dùng để miêu tả cảm giác đau đớn, bứt dứt khó chịu từ khu vực vùng hạ vị sau đó lan rộng sang hai bên háng, bẹn và đùi, đôi khi có thể phát triển lên cả phần cột sống của phụ nữ.

- Thông thường, cơn đau bụng kinh chỉ là một hiện tượng sinh lý rất bình thường ở cơ thể nữ giới, nhưng không phải chị em nào cũng bị và cũng không phải triệu chứng bị đau bụng kinh nguyệt nào cũng giống nhau.

- Ở những trường hợp nhẹ, cảm giác đau bụng chỉ xuất hiện thoáng qua, đôi khi râm ran, âm ỉ trong bụng nhưng không quá nhói, ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên phụ nữ vẫn có thể chịu đựng được.

- Ngược lại, ở những trường hợp nặng, cơn đau có thể quằn quại kéo dài, cảm giác đau dữ dội có thể vượt qua sức chịu đựng của cơ thể. Ngoài đau bụng, người bệnh có thể kèm triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp, ra mồi hôi trộn, chân tay lạnh, người mệt lả....đa phần nữ giới phải nằm nghỉ ngơi tại chỗ, không thể làm việc hay sinh hoạt bình thường được, đôi khi phải sử dụng cả thuốc giảm đau.

Bị đau bụng kinh nguyệt phải làm thế nào?

2. Khi bị đau bụng kinh nguyệt phụ nữ phải làm thế nào?


Các nhà khoa học cho biết chứng đau bụng kinh ở phụ nữ thường có nguyên nhân từ sự rối loạn ở trong cơ thể. Do đó, để làm giảm, hạn chế và kìm hãm hiện tượng này chị em có thể thay đổi một số thói quen hằng ngày hoặc tác động vào cơ thể bằng các phương pháp vật lý.

Tập thể dục giúp giảm đau bụng kinh

Thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập thể dục

- Thay đổi chế độ ăn: Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu, giàu vitamin và khoáng chất, nhất là những loại thức ăn giàu canxi. Đặc biệt tình trạng đau bụng kinh sẽ trở nên nặng nề hơn nếu bạn bị thêm táo bón, vì vậy các bạn gái cần hạn chế ăn đồ cay nóng, các chất kích thích trước thời điểm hành kinh vài ngày nhé. Tuyệt đối không được ăn ngó sen, giấm, táo, các thực phẩm có khả năng hút nước cao, không ăn đồ ăn chứa nhiều muối, đường hay các thực phẩm được chế biến tinh.

- Tập thể dục: Gần vào những ngày đèn đỏ, bạn gái không nên chọn các môn thể dục thể thao có cường độ vận động mạnh như bóng đá, bơi lội hoặc làm các công việc nặng nhọc tiêu tốn nhiều calo mà chỉ cần tập các bài thể dục nhẹ nhàng như chạy bộ, tạp yoga để giúp điều hòa khí huyết, tăng cường sự dẻo dai, săn chắc cho cơ thể.

Không uống nước lạnh để tránh bị đau bụng kinh


Hạn chế tiếp xúc với đồ ăn, nước lạnh trong ngày hành kinh

- Nước lạnh, nhiệt độ thấp sẽ làm tăng chứng đau bụng kinh nguyệt ở phụ nữ do tử cung có xu hướng co bóp mạnh và nhanh hơn khi cơ thể không được giữ ấm. Vì vậy vào những ngày mưa gió, nhiệt độ hạ thấp như mùa thu - đông – xuân, những chị em nào hay bị đau bụng kinh thì cần phải chú ý hơn về vấn đề giữ ấm thân nhiệt nhé.

- Trong ngày đèn đỏ bạn gái cần hạn chế dùng nước lạnh để gội rửa cơ thể mà thay vào đó là sử dụng một lượng nước ấm có nhiệt độ vừa phải để không làm bỏng rát da, nên pha thêm một chút muối tinh vào bồn/chậu nước tắm. Vì nước ấm có tác dụng tăng cường lưu thông máu, đặc biệt là vùng chậu nơi khí huyết dễ bị ứ đọng và sưng huyết nhất vào những ngày hành kinh đồng thời nó cũng tạo ra sự thoải mái, thư giãn cho cơ bắp.

- Không ăn đồ đông lạnh như kem, các món chè, nước đá...vì nó sẽ làm giảm nhiệt độ ở bên trong cơ thể, gây bất lợi cho quá trình tuần hoàn máu, tăng cảm giác bị đau bụng kinh.

Chườm nước ấm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

3. Cách giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc


- Chườm nước ấm ở bụng hay massage nhẹ nhàng lòng bàn chân, dán cao dán hoặc sử dụng gừng để làm ấm vùng bụng, giúp giảm cường độ co bóp của tử cung là các biện pháp khá hiệu quả dùng cho các trường hợp mắc bệnh đau bụng kinh nguyệt.

- Sử dụng chai (chai thủy tinh, chai nhựa) hay túi nước nóng sau đó quấn tròn lại bằng một chiếc khăn bông mềm, mỏng để không làm da bị tổn thương, sau đó chườm qua chườm lại vùng ổ bụng.

- Cảm giác đau sẽ dịu bớt nếu bạn massage lòng bàn chân hoặc ngâm chân vào một chậu nước ấm có pha một chút muối. Việc làm này tưởng chừng hết sức vô lý nhưng theo các nhà khoa học thì ở dưới lòng chân sẽ có một vài huyệt đạo có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung.

- Gừng từ lâu đã được dân gian xem như một vị thuốc chữa đau bụng kinh rất tốt do gừng có vị cay tính ấm có tác dụng tán hàn. Do đó bạn có thể sát gừng thành từng lát mỏng hoặc xay nhuyễn chườm vào phần bụng dưới, sức nóng của gừng sẽ đánh tan triệu chứng đau bụng kinh 1 cách nhanh chóng.

- Ngoài ra, việc mát xa nhẹ nhàng vùng bụng dưới, dán cao dán hoặc bôi dầu nóng sẽ có tác dụng làm ấm bụng, giảm triệu chứng co thắt của tử cung hiệu quả.

Nếu các biện pháp trên không hiệu quả thì bạn nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bừa bãi, lạm dụng thuốc vì thuốc có thể gây ra phản ứng phụ, bệnh nhân dễ bị nhờn thuốc nếu sử dụng trong một thời gian dài.


Read more…

Viêm cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

19:45 |
Viêm cổ tử cung khi mang thai: Là tình trạng cổ tử cung bị viêm nhiễm do có sự xâm lấn của một hoặc nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng, với biểu hiện chính là trong khí hư ra nhiều và có mùi hôi, chảy máu âm đạo bất thường:

Chào bác sĩ, tôi tên Lan hiện tại đang sống ở quận Hoàng Mai và đang mang thai lần đầu tiên, ở tháng thứ 3 tự nhiên thấy khí hư ra nhiều hơn và có mùi rất hôi, âm đạo bị chảy máu bất thường. Lúc đầu tôi tưởng bị động thai nên lập tức đến bệnh viện thăm khám thì nhận được thông báo là bị viêm cổ tử cung. Vậy xin hỏi bác sĩ, bệnh viêm cổ tử cung là gì? bệnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không và tôi có nên chữa bệnh ngay trong thời gian mang thai không”

Theo các bác sĩ phòng khám phụ khoa Bảo Anh: Thời kỳ thai nghén cũng là thời kỳ mà sức đề kháng và hệ miễn dịch của chị em suy yếu, đặc biệt là vùng kín. Đây cũng là cửa ngõ để vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển và lan tràn lên các cơ quan bên trong gồm cổ tử cung, vùng chậu... trong đó phổ biến nhất là bệnh viêm cổ tử cung ở phụ nữ mang thai.


>>> Bài viết bạn nên xem:

Bệnh viêm cổ tử cung là gì - điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung

Triệu chứng viêm cổ tử cung

1. Viêm cổ tử cung khi mang thai là gì và có nguy hiểm không?


Dựa vào cấp độ nặng nhẹ của tổn thương mà bệnh viêm cổ tử cung ở phụ nữ mang thai được chia làm 2 dạng cơ bản:

- Viêm cổ tử cung cấp tính: Khí hư ra nhiều, mùi hôi, xuất huyết, khám nội soi thấy cổ tử cung bị sưng viêm, thỉnh thoảng xuất hiện thêm những vết loét, trợt nông.

- Viêm cổ tử cung mãn tính: Trong khí hư có lẫn nhiều dịch mủ, cấu trúc, hình dạng cổ tử cung bị thay đổi, hình thành những u mụn sùi màu đỏ nổi trên bề mặt.

Thông thường, hiện tượng viem co tu cung thường do vi trùng Gonococus, một vài trường hợp là Enterocci hoặc Staphylococcus...gây ra, nếu gặp điều kiện thuận lợi và bệnh không được điều trị thì chúng có thể lan lên buồng tử cung và cơ quan phần phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở sau này của thai phụ.


2. Có nên chữa bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai hay không?


- Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện bị viêm cổ tử cung, chị em cần đến các trung tâm, cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị bệnh trước khi sinh em bé. Vì viêm nhiễm thường có xu hướng di chuyển sâu vào các cơ quan sinh sản liền kề, đặc biệt là tử cung – nơi nuôi dưỡng thai nhi dẫn đến hiện tượng sinh non. Hơn nữa, khi đẻ thường bé sẽ mắc phải một số bệnh nhiễm trùng sơ sinh do phải đi qua cổ tử cung và âm đạo bị viêm nhiễm.

- Khi tiến hành điều trị viêm cổ tử cung thai phụ cần trình bày rõ tình trạng bệnh lý của bản thân và thông báo với bác sĩ rằng bạn đang mang thai ở tháng (hoặc tuần) thứ mấy. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng và phương pháp điều trị phù hợp để tránh gây tác động xấu đến thai nhi, đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.


3. Cách điều trị bệnh viêm cổ tử cung khi mang thai


- Bệnh viêm cổ tử cung ở phụ nữ mang thai thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt vệ sinh không hợp lý ví dụ như: Vệ sinh vùng kín không đúng cách, lạm dụng hóa chất....Do đó, để phòng và góp phần tạo điều kiện cho quá trình điều trị gặp nhiều thuận lợi, bạn nên vệ sinh âm đạo đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh có mức kích ứng nhẹ phù hợp với phụ nữ mang thai.

- Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm cổ tử cung dành cho thai phụ nữ mang thai, từ các phương pháp truyền thống như sử dụng thuốc trị viêm đến áp lạnh, đốt điện, laser.... Căn cứ vào mức độ của bệnh lý, sức khỏe của thai phụ và số tuần tuổi của thai nhi, các bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể chi tiết và phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý: Để thai nhi không bị ảnh hưởng, hoặc sảy ra các biến chứng nguy hiểm sau này, chị em tuyệt đối không được tự ý uống thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Phòng khám đa khoa Bảo Anh là địa chỉ hàng đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là các bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới trong đó có bệnh viêm cổ tử cung. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được các bác sĩ hàng đầu trực tiếp thăm khám và chuẩn bệnh, cùng với đó là dịch vụ y tế chất lượng hoàn hảo với chi phí hợp lý giúp bệnh nhân thoải mái và an tâm hơn trong suốt thời gian khám và điều trị.



Read more…