Khí hư bất thường có sao không?

19:19 |
Chào bác sĩ phòng khám phụ khoa Thái Hà, em năm nay 27 tuổi, vừa mới lấy chồng được hơn 6 tháng. Không hiểu vì vấn đề gì mà em thấy khí hư của mình có nhiều dấu hiệu khác lạ như khí hư có màu xanh nhạt hoặc hơi nâu và kèm theo triệu chứng đau rát ở cơ quan sinh dục ngoài. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tình trạng khí hư bất thường là bị làm sao? liệu có phải em bị nhiễm các bệnh phụ khoa không ạ?  (Thùy Trang – Hà Đông)



Bác sĩ phòng khám đa khoa Thái Hà tư vấn

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về hòm thư phòng khám Thái Hà, các chuyên gia phụ khoa xin được trả lời câu hỏi của bạn Thùy Trang như sau:

Bệnh khí hư ở phụ nữ là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến, nó thường thể hiện tình trạng yếu kém, bất thường ở cơ quan sinh sản. Đây không phải chỉ là vấn đề riêng của bạn Thùy Trang mà là thực trạng chung của đa số chị em phụ nữ hiện nay.

Khí hư bất thường thường phán ánh một hoặc nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau, theo những những gì bạn mô tả trong thư thì khả năng lớn là bạn bị viêm âm đạo. Bệnh có phương pháp điều trị chủ yếu là nội khoa, dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặt âm đạo.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nào, cách sử dụng ra sao sẽ phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân gây bệnh, ở đây có thể là do nấm, vi khuẩn hoặc do tạp trùng. Vậy nên, để đảm bảo an toàn, bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa, nói rõ tình hình của mình và tiến hành các bước xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị phù hợp. Và để bạn Thùy Trang cùng chị em phụ nữ hiểu hơn về bệnh khí hư ở phụ nữ là gì? cách phòng tránh bệnh ra sao mời chị em thao khảo qua bài viết dưới đây.

Khí hư bất thường là gì?



Khí hư được sản sinh ra do một tuyến của cổ tử cung giữ chức năng làm sạch môi trường âm đạo, khi chất dịch này tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ chuyển sang màu trắng hoặc vàng. Tuy nhiên, khí hư vẫn có thể biến động về màu sắc, mùi vị, cấu trúc nhưng không lớn và thường thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, và đặc điểm cơ địa của mỗi người.

Khí hư bất thường là tình trạng khí hư ra nhiều ngay trong những ngày đèn đỏ, khí hư có màu xanh, nâu, xám trắng kèm theo bọt khí, mủ hoặc máu....và hôi.

Phân loại khí hư



Theo các chuyên gia phụ khoa, bạn hoàn toàn có thể phân biệt các bệnh phụ khoa thông qua màu sắc, cấu trúc, mùi vị của khí hư, cụ thể như sau:

- Khí hư màu vàng: Thường là biểu hiện của sói mòn tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm cấp tính. Nếu khí hư ở dạng mủ thì nó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe sinh sản của bạn đang rất kém, khả năng bị viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung là rất cao.

- Khí hư đặc quánh: Đây là dấu hiệu viêm âm đạo do nấm, chị em thường kèm theo triệu chứng ngứa ra ở bộ phận sinh dục ngoài. Bệnh thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ đang mang thai, người có hệ miễn dịch kém.

- Khí hư có mùi hôi và sủi bọt: Bạn cần ngừng ngay các hoạt động tình dục và tới gặp bác sĩ khi thấy khí hư bất thường, ra nhiều có màu trắng, xanh hoặc vàng kèm theo hiện tượng bọt khí và mùi hôi khó chịu bởi đây là dấu hiệu cho biết âm đạo của bạn đang bị nhiễm tạp trùng (thường là trùng roi Trichomonas).

- Khí hư lẫn máu: đây thường là biểu hiện của các bệnh ung thư do sự biến tính của các khối u phát triển ở tử cung và cổ tửu cung gây ra.Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là do các tổn thương lành tính ở cơ quan sinh sản như đặt vòng tránh thai, xói mòn cổ tử cung hoặc bướu cổ tử cung. Dù là nguyên nhân nào, thì nó cũng vô cùng nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, do đó chị em cần đi  khám sức khỏe sớm nhé.

Cách phòng tránh bệnh khí hư ở phụ nữ



Theo các chuyên gia để phòng tránh căn bệnh này không khó, nếu như chị em thực hiện nghiêm túc các biện pháp đơn giản sau:

- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, mặc quần lót có chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, không nên mặc quá bó.

- Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn, quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng.

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào cơ thể đồng thời tập thể dục thường xuyên để nâng cao hệ thống miễn dịch, phòng tránh bệnh tật và giữ tinh thần luôn luôn thoải mái.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi có quan hệ tình dục với đối tác.

- Khám phụ khoa thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần.



Read more…

Các bệnh phụ khoa ở nữ

20:13 |
Các bệnh phụ khoa ở nữ luôn là tác nhân khiến phái đẹp lo âu và sợ hãi, bởi chỉ cần chậm thêm một chút, khả năng làm mẹ thiêng liêng sẽ bị cướp mất. Bệnh thường phát triển và nở rộ nhất là ở lứa tuổi sinh sản, vì vậy để bảo vệ thiên chức và sức khỏe của mình, mỗi chị em cần phải trang bị thêm cho mình những kiến thức cơ quan nhất về bệnh phụ khoa nữ và cách phòng tránh hiệu quả.



Các bệnh phụ khoa ở nữ là gì?


Bệnh phụ khoa ở phụ nữ là những bệnh có liên quan trực tiếp đến hệ sinh sản bao gồm các bệnh lý về tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và viêm nhiễm phụ khoa.

Theo các chuyên gia, vì cơ quan sinh sản có rất nhiều bộ phận, cấu tạo rất phức tạp nên biểu hiện bệnh lý cũng rất đa dạng, tuy nhiên chúng đều mang đến cùng một tác hại là cản trở khả năng sinh dục và sinh sản của nữ giới.

Đối tượng nào là nạn nhân của các bệnh phụ khoa nữ


Bệnh phụ khoa nữ không chừa bất cứ ai, là phụ nữ bất kể học vị, công việc, tuổi tác của bạn như thế nào đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh phổ biến đến mức, hầu như ai cũng đã và từng mắc phải căn bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện của bệnh sẽ nhiều hơn ở những đối tượng sau:

- Người từng có quan hệ tình dục.

- Người từng mang thai và sinh đẻ.

- Vệ sinh vùng kín không đúng cách, lạm dụng các hóa học.

- Người có sức đề kháng yếu...

Nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa ở phụ nữ


Nhiều phụ nữ đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh phụ khoa nữ nhưng vẫn không rõ nguyên nhân từ đâu, khiến bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản. Các bác sĩ phòng khám phụ khoa Bảo Anh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa ở phụ nữ nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tình trạng nhiễm khuẩn từ các loại nấm men, ký sinh trùng và tạp trùng. Những hành vi sau sẽ tạo điều kiện cho quá trình xâm nhập và gây bệnh của chúng diễn ra nhanh hơn:

- Quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ từ 2 đối tượng trở lên, không sử dụng dụng bao cao su.

- Không vệ sinh sạch sẽ vùng kín trước và sau khi phát sinh quan hệ, vệ sinh vùng kín hằng ngày kém.

- Sử dụng các hóa chất có tác dụng bôi trơn kích thích vùng kín khi giao hợp, đưa dị vật vào âm đạo, thụt rửa âm đạo không đúng cách.

- Nạo phá thai hoặc sinh đẻ nhiều lần làm cổ tử cung và các cơ quan sinh sản bị tổn thương.

Các bệnh phụ khoa ở phụ nữ thường gặp


- Viêm âm đạo: Đây là bệnh phụ khoa nữ rất phổ biến ở nữ giới với các triệu chứng điểm hình như: khí hư bất thường, âm đạo bị viêm đỏ, có cảm giác ngứa ngáy, đau rát khi đi tiểu....

- Viêm cổ tử cung: Sảy thai, hút điều hòa kinh nguyệt, sót rau thai...là những nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung. Triệu chứng điểm hình: sản dịch ra nhiều kèm theo mủ và có mùi hôi, người bệnh mất ngủ, kém ăn, bứt rứt trong người, mạnh đập nhanh.

- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Cổ tử cung bị viêm nhiễm hay chịu sang chấn mạnh do tình trạng nứt rách hoặc nạo hút thai quá nhiều. Triệu chứng: khí hư bất thường, xuất huyết khi giao hợp, có cảm giác đau vùng âm hộ, vùng kín có mùi hôi.

- Viêm phần phụ: Do lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Biểu hiện thường gặp là đau bụng vùng hạ vị hoặc hố chậu, sốt cục bộ, khí hư ra nhiều và có mùi hôi.


Tác hại của bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ


Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Bảo Anh cho biết, những tác hại của các bệnh phụ khoa ở phụ nữ là vô cùng lớn và khó kiểm soát nếu không được khám chữa kịp thời tại các cơ sở, phòng khám uy tín. Bệnh gây ảnh hưởng từ những thói quen sinh hoạt bình thường nhất đến sức khỏe sinh sản thậm chí tính mạng, cụ thể như sau:

- Công việc bị ảnh hưởng do những cơn đau hành hạ.

- Cản trở quá trình thụ tinh do các anh chàng tinh binh bị đẩy lùi ngay khi vừa phóng vào âm đạo, hoặc có thai ngoài dạ con.

- Khó mang thai, sảy thai, vô sinh, sinh non do các chức năng của cơ quan sinh sản bị rối loạn.

- Gây tử vong do sự biến tính của các khối u, tế bào bị thay đổi và tăng trưởng bất thường.

Cách phòng tránh bệnh phụ khoa ở nữ giới


Phụ nữ rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa nhưng cách phòng tránh cũng cực kỳ đơn giản. Theo các chuyên gia, các bạn chỉ cần tuân thủ và làm đúng theo các chỉ dẫn dưới đây, chúng tôi tin rằng sức khỏe sinh sản của bạn sẽ luôn được bảo toàn:

- Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bạn hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách.

- Không quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác nhau, quan hệ chung thủy 1 vợ 1 chồng.

- Quan hệ an toàn, không nạo hút thai bừa bãi tại các phòng khám kém chất lượng.

- Khám phụ khoa định kỳ, và tiêm vắc xin phòng chống các bệnh liên quan đến tử cung.

Read more…

Bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại triệt để

19:29 |
Chữa khỏi trĩ ngoại bằng các phương pháp nội khoa là mong mỏi cuả rất nhiều người bị bệnh trĩ . Nhưng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại nào mới giúp bạn thoát khỏi bệnh trĩ ngoại một cách nhanh chóng và an toàn nhất?

Theo các chuyên gia bệnh hậu môn trực tràng, ở giai đoạn kích thước búi trĩ vẫn còn đang phát triển, phương pháp nội khoa là phương án an toàn nhất giúp bệnh nhân thoát khỏi những khó chịu, phiền phức do trĩ gây ra.

Tùy vào hướng điều trị của mỗi người mà trĩ của bạn sẽ được điều trị bằng các loại thuốc Tây y hoặc các bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại của Đông y.



>>> Bài viết bạn nên xem:

Bệnh trĩ là gì?

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Triệu chứng bệnh trĩ như thế nào?

Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại theo Tây y


Trong Tây y thuốc chữa bệnh trĩ ngoại thường có hai loại chính: thuốc ở dạng viêm uống và loại có tác dụng tại chỗ thường ở dạng thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn.

Thuốc viên uống


Trong thành phần thuốc sẽ chứa một trong hai hoạt chất phổ biến là Rutin (vitamin P) hoặc Flavonid được chích xuất từ thực vật. Cả hai hoạt chất đặc biệt này đều có tác dụng làm gia tăng độ thẩm thấu cùng sự bền vững của thành mạch từ đó làm giảm triệu chứng phù nề, xuất huyết ở các mạch máu trong vùng bị trĩ. Ngoài khả năng điều trị bệnh trĩ, nhờ đặc tính của mình thuốc có thể trị thêm chứng tê chân, nổi gân xanh ở người.

Một số loại thuốc trị bệnh trĩ ngoại ở dạng viên uống mà bạn có thể tham khảo qua như: Ginkgo Fort, Flebosmil...

Trong quá trình điều trị bệnh trĩ ngoại, tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra liều công hoặc liều thủ. Bên cạnh các loại thuốc điều trị trĩ ngoại dạng viêm uống, bác sĩ có thể chỉ định bạn kết hợp thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng...

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc do bác sĩ chỉ dẫn, không được lạm dụng thuốc vì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn và cần kiên trì theo đuổi pháp đồ điều trị do bác sĩ đề ra.

Thuốc có tác dụng tại chỗ


Người bệnh có thể dùng thuốc đặt hoặc thuốc mỡ bôi lên vùng bị tổn thương. Thuốc tại chỗ thường chứa nhiều hoạt chất như: giảm đau, kháng viêm, trợ lực cho thành tĩnh mạch, kháng sinh và vitamim. Thời điểm tốt nhất để bôi thuốc mỡ là sau khi người bệnh đi đại tiện và trước khi đi ngủ, mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại bằng Đông y


- Bệnh cạnh các loại thuốc Tây có đặc tính cao nhưng dễ sảy ra biến chứng thì các bài thuốc chữa bệnh trĩ ngoại trong Đông y dường như mang lại an toàn cùng sự tín nhiệm của người bệnh hơn.

- Đông y có ưu điểm là điều trị từ nguyên nhân gây trĩ nên tính triệt để cao, ít tái phát, chi phí thấp, ít biến chứng...nhưng phù hợp với các trường hợp trĩ nhẹ hơn, nếu trĩ ngoại ở cấp độ nặng thì thời gian điều trị thường kéo dài.

- Trong Đông y không thiếu các vị thuốc nam có tác dụng điều trị trĩ ngoại hiệu quả đã được dân gian lưu truyền từ đời này sang đời khác như: hoa cà, rau sam, rau diếp cá...hoặc các bài thuốc cổ truyền nổi tiếng như: chỉ thống thang, hòe hoa tán và bô trung ích khí....bạn đọc có thể tham khảo qua một số bài thuốc chữa trị bệnh trĩ ngoại đơn giản sau:

Bài thuốc 1: Đem sắc 50g lá diếp cá, lấy nước uống mỗi ngày 2 lần còn lá đem đắp vào vùng hậu môn.

Bài thuốc 2: Lấy 100g lá thiên lý non rửa sạch trộn với 10g muối đem lọc qua vải với 0,3 lít nước cất, sau đó dùng bông rầm vào dung dịch này rồi băng vào búi trĩ.

Bài thuốc 3: Bạn hãy sắc uống và rửa hậu môn bằng các nguyên liệu sau: 12g cam thảo và 12g bạch chỉ, 18g mộc qua, 60g rau sam, 30g ngũ bội tử cùng 12g xuyên tiêu, 30g hoa hòe, 9g sinh bạch phàn.


Read more…

Bệnh viêm cổ tử cung có nguy hiểm không?

19:05 |
Bệnh viêm cổ tử cung có nguy hiểm không đang khiến không ít chị em bận tâm. Cổ tử cung đóng một vai trò quan trọng, là nơi kết nối cổ tử cung với âm đạo, như một tấm lá chắn giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công lên tử cung. Nhưng một khi cổ tử cung bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản cũng như đời sống tình dục của nữ giới. Vậy những ảnh hưởng đó là gì?

>>> Bài viết bạn nên xem:





Viêm cổ tử cung có nguy hiểm hay không?



Viêm cổ tử cung là hiện tượng cổ tử cung bị viêm nhiễm, xói mòn do một số hoạt động thường ngày gây ra như: hoạt động tình dục thô bạo, dùng băng vệ sinh thường xuyên hoặc một số loại hóa chất chứa hàm lượng axit cao để thụt rửa âm đạo.

Bệnh viêm cổ tử cung được chia làm hai giai đoạn chính: viêm cổ tử cung cấp tính và viêm cổ tử cung mãn tính. Tùy theo mức độ diễn biến của bệnh mà viêm cổ tử cung sẽ gây tác động đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của chị em phụ nữ sau đây:

- Dịch tiết âm đạo ra nhiều làm cuộc sống sinh hoạt của bạn bị đảo lộn: Đây là biểu hiệu sớm của bệnh, vùng kín luôn nằm trong trạng thái ướt át khó chịu, kèm theo mùi hôi. Khiến bạn gái không thoái mái sau mỗi lần ra ngoài làm việc hoặc đi giao thiệp với bạn bè, luôn cảm thấy mặc cảm tự ti với chính bản thân mình, không thể chú tâm vào làm việc gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, công việc. Không những vậy, cảm giác này sẽ theo bạn ngay cả khi bạn và người ấy làm vạch rào ngăn cách mỗi khi hai người muốn gần gũi nhau.

- Viêm vùng chậu: Viêm nhiễm tử cổ tử cung do bệnh lậu có thể lây sang cả niêm mạc tử cung và vòi trứng gây bệnh viêm vùng chậu và để lại di chứng nặng nề đến vấn đề sinh sản ở nữ giới điển hình như mang thai ngoài tử cung.

Gây vô sinh hiến muộn: cổ tử cung bị viêm sẽ làm các tế bào tử cung bị tăng sinh làm thành niêm mạc dày lên bất thường. Vốn diện tích cổ tử cung đã nhỏ có đường kính chỉ vài cm. Nếu viêm nhiễm kéo dài sẽ làm chít hẹp cổ tử cung là nguyên nhân ngăn cản quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng, giảm khả năng thụ thai.

Gây sảy thai ảnh hưởng không tốt đến thai nhi: cổ tử cung bị biến dạng do viêm nhiễm. Viêm cổ tử cung một khi đã lan đến tử cung sẽ làm chức năng tử cung bị rối loạn, tế bào cổ tử cung giảm đi độ co giãn, do đó không thể bảo vệ được thai nhi trước những va chạm mạnh gây sảy thai, thai nhi không được phát triển trong môi trường tốt nhất. Ngoài ra, viêm cổ tử cung sẽ kéo theo một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo nên trong quá trình sinh nở thai nhi phải đi qua âm đạo, bé dễ dàng bị lây nhiễm bệnh từ người mẹ.

Ung thư cổ tử cung: đây được coi là biến chứng nghiêm trọng và nặng nề nhất của do viêm cổ tử cung gây ra. Ở trong trường hợp đặc biệt như thế này, nếu muốn điều trị bệnh tận gốc có khi bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để ngăn chặn tế bào ung thư di di căn sang các cơ quan khác.

Lời khuyên dành cho chị em phụ nữ


Bệnh viêm cổ tử cung gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, chị em khi có các dấu hiệu của bệnh thì nên đến ngay các cơ sở y tế chất lượng để tiến hành khám và điều trị viêm cổ tử cung ngay, đừng vì vấn đề kinh tế hay do tâm lý thờ ơ chủ quan với bệnh mà để lại hậu quả đáng tiếc  nhất là đối với các bạn gái trẻ đang ở độ tuổi sinh sản.
Read more…

Triệu chứng bệnh trĩ

19:10 |
Đại đa số dân văn phòng hay các tài xế taxi, những người hay phải lao động nặng nhọc....đều trở thành đối tượng dễ mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ có theo dân gian thường gọi đó là bệnh lòi dom. Bệnh trĩ thường xuất hiện ở vùng hậu môn trực tràng nên rất khó nhận biết. Vậy các triệu chứng bệnh trĩ là gì? sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.


>>> Bài viết bạn nên xem:

Bệnh trĩ là bệnh gì?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Các triệu chứng bệnh trĩ điển hình

1. Chảy máu khi đi đại tiện

Triệu chứng bệnh trĩ cơ bản nhất chính là chảy máu khi đi đại tiện. Triệu chứng này có thể được bệnh nhân phát hiện một cách rất tình cờ khi thấy có vệt máu dính trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Tình trạng trên sẽ phát triển ở mức độ nặng hơn, máu chảy thành tia hoặc thành từng giọt nhỏ khi bạn đang cố gắng rặn trong lúc bị táo bón hoặc kiết lỵ.

Trên thực tế, có không ít trường hợp bị trĩ nặng, hiện trạng chảy máu trở nên nặng hơn khi máu chảy thường xuyên và ra nhiều hơn bình thường. Có không ít cá nhân, máu không chỉ xuất hiện trong lúc đi vệ sinh mà có thể chảy ngay cả khi bệnh nhân ngồi xổm, vận động hoặc đi lại nhiều. Ngoài ra, khi bệnh trĩ đã qúa nặng, máu không còn ở dạng lỏng nữa mà có thể đông lại thành từng cục khi đi cầu.

2. Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là triệu chứng bệnh trĩ điểm hình thứ hai mà bạn cần quan tâm. Trong giai đoạn đầu, mỗi lần đi vệ sinh bạn sẽ thấy có một hoặc vài khối thịt nhỏ xuất hiện nhưng chúng sẽ ngoan ngoãn mà đi vào bên trong ống hậu môn.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn phát triển, kích thước búi trĩ sẽ tăng lên đột biến và ống hậu môn không còn là nơi trú ngụ thường xuyên của chúng nữa. Ở cấp độ nặng, búi trĩ sẽ lòi ra ống hậu môn ngày một nhiều hơn, đôi khi cần phải có ngoại lực tác động, trĩ mới lùi vào trong, thậm chí nằm cố định bên ngoài hậu môn. Khi tình trạng trên sảy ra, nếu người bệnh không kiểm soát tình hình bệnh tật của mình sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, tắc mạch gây phù nề...

3. Đau rát hậu môn

Đau rát hậu môn thường sảy ra ở giai đoạn rất sớm tuy nhiên nó lại hay bị nhầm lẫn sang một số bệnh về da hoặc nứt kẽ hậu môn. Vì vậy, người bệnh thường hay bỏ qua hoặc thờ ơ với triệu chứng bệnh trĩ này. Phần lớn, người mắc bệnh trĩ thường có cảm giác đau rát vùng hậu môn trong mỗi lần đi đại tiện.

Các triệu chứng khác của bệnh trĩ

Ngoài những triệu chứng bệnh trĩ điểm hình trên, bệnh nhân còn phải đối mặt với các triệu chứng khác của trĩ như:

Dịch nhầy hậu môn: Những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân còn xuất hiện dịch nhầy ở hậu môn. Tình trạng này được lý giải là do sự bài tiết niêm mạc của ống hậu môn. Người bị u hoặc viêm trực tràng cũng có triệu chứng này.

Thiếu máu: Vấn đề chảy máu có thể kéo dài thường xuyên hoặc bị ngắt quãng. Hậu quả dễ nhận thấy nhất là da xanh xao, cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, thậm chí là ngất xỉu.

Tắc mạch: Ở giai đoạn nặng, bên trong búi trĩ thường có những cục máu đông gây khó khăn khi ngồi và phải ngồi lệch một trong hai bên mông mà không dám ngồi ngay ngắn.

Read more…

Nứt kẽ hậu môn phải làm thế nào?

19:14 |
Nứt kẽ hậu môn là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nứt kẽ hậu môn tuy chỉ là một tổn thương lành tính nằm ở vùng hậu môn trực tràng, bệnh có thể tự chữa khỏi nếu như người bệnh biết cách xử lý, phòng tránh đúng cách. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tái diễn nhiều lần và ngày càng có xu hướng nặng hơn.


Nứt kẽ hậu môn là gì?


Nứt hậu môn là tình trạng ống niêm mạc hậu môn, dưới nếp gấp hậu môn xuất hiện những vết nứt rách, gây đau khó khăn trong quá trình bài tiết chất thải.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn trong đó phải kể đến bệnh táo bón, đại tiện không đúng cách hoặc do tổn thương sau sinh đẻ và do viêm nhiễm...Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều tác động xấu ảnh hưởng tới sinh hoạt cá nhân và tâm lý người bệnh.

2. Nứt hậu kẽ môn phải làm thế nào?


Khi phát hiện bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh đừng quá lo lắng mà để ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của mìn nhiều hơn đồng thời giảm tránh những tác nhân khiến bệnh biến chứng và hãy đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn


Vùng hậu môn là một nơi rất nhạy cảm, do đây là cơ quan bài tiết chất thaỉ ra môi trường bên ngoài và luôn phải tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn. Khi bị nứt hậu môn, da bị tổn thương và đây là cơ hội tốt cho các loại vi khuẩn, ký trùng tấn công gây viêm nhiễm hậu môn. Vì thế bạn nên chú ý chăm sóc vùng hậu môn hằng ngày đặc biệt là sau khi đi đại tiện nhé. Hãy gội rửa hậu môn bằng nước sạch hoặc nước ấm sau đó lau khô bằng khăn bông hoặc dùng máy sấy khô. Bởi nếu như bạn sử dụng các loại chất tẩy rửa hay khăn thơm, hậu môn dễ dàng bị kích ứng gây ngứa, viêm nhiễm hậu môn. Mặt khác, bạn cũng nên chọn loại quần làm bằng chất liệu thông thoáng, mền nhẹ, thấm mồ hôi tốt để tránh làm hậu môn bị trầy xước và ẩm ướt.

Chế độ ăn khoa học


Bạn hãy lên lại thực đơn ăn uống hàng ngày của mình, bằng cách bổ sung thật nhiều chất xơ, nước và vitamin. Nên chú ý đến các loại thực phẩm có tính năng nhuận tràng, chống táo bón để quá trình đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn, không nên cố rặn vì như vậy sẽ gây ra sự căng cơ đột ngột làm tổn thương càng nặng nề hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh những thực phẩm cay nóng chứa nhiều dầu mỡ, bởi nó sẽ khiến vết thương nơi hậu môn bị kích ứng gây sưng viêm và có thể để lại một số hệ lụy khó lường.

Gặp bác sĩ


Khi nứt kẽ hậu môn không có dấu hiệu thuyên giảm, tái phát nhiều lần kèm theo bệnh táo bón người bệnh cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Không nên tự ý điều trị và sử dụng thuốc tại nhà khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.



Read more…