Nguyên nhân bệnh trĩ

19:04 |

Hiện nay tại Việt Nam cứ 9/10 mắc bệnh trĩ được thống kê chủ yếu đều là dân văn phòng. Trước thực trạng bệnh trĩ đang ngày một gia tăng và không có dấu hiệu giảm bớt như vậy bạn sẽ làm gì. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ khuyên bạn tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ để có biện pháp phòng và tránh khỏi căn bệnh phiền phức này.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là gì
>>> Bài viết bạn nên xem:

Bệnh trĩ là gì?

Triệu chứng của bệnh trĩ như thế nào?

Nguyên nhân bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ thường được chia thành nhiều cấp độ khác nhau và nguyên nhân bệnh trĩ thường chủ yếu do những yếu tố sau đây:

1. Nguyên nhân bệnh trĩ là do di truyền


Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ cao hơn nếu trong gia đình bạn có người từng mắc trĩ. Điều này, được lý giải như sau: do yếu tố di truyền nên trẻ từ khi sinh ra thành tĩnh mạch sẽ yếu và mỏng hơn bình thường, do đó khả năng chịu được áp lực rất kém đặc biệt là áp lực tác động từ huyết quản lâu dần hình thành búi trĩ.

Lời khuyên của bác sĩ: Nếu người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc trĩ, thì bạn nên chú ý hơn trong chế độ dinh dưỡng và cách sinh hoạt hằng ngày.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là do thói quen ăn uống


Chế độ dinh dưỡng và nước là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng, thông qua đó bác sĩ có thể xác định được bạn có nằm trong đối tượng của bệnh trĩ hay không.

Nếu thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều có khả năng kích thích trực tràng gây ra chứng táo bón, kiết lỵ. Hiện tượng này thường khiến người bệnh phải rặn và tốn rất nhiều sức lực mỗi khi đi tiêu, gây áp lực lớn lên thành tĩnh mạch ở vùng đáy chậu, lâu dần hình thành trĩ. Đó là chưa kể đến việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe, đồ cay đều có tác động không tốt lên trực tràng, hậu môn dễ làm tĩnh mạch bị sung huyết ảnh hưởng đến chức năng tuần hoàn máu, từ đó làm suy yếu tính bền vững của thành tĩnh mạch.

Lời khuyên của bác sĩ: hãy cố gắng tránh xa các chất kích thích và đồ ăn cay nóng mà thay vào đó là bổ sung chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ do đặc thù công việc


Môi trường, tính chất công việc có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành của trĩ. Những cá nhân thường xuyên phải đứng, ngồi quá lâu hoặc làm công việc khuân vác đều có động không nhỏ tới sự lưu thông máu trong thành tĩnh mạch. Qua thời gian, tĩnh mạch dần dần suy yếu, lâu dần gây ra trĩ.

Lời khuyên của bác sĩ: Môi trường, công việc khó có thể thay đổi nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh bệnh trĩ bằng cách tận dụng những khoảng thời gian rãnh rỗi khác nhau trong ngày để tập thể dục hoặc đi bộ từ 3 – 5 phút.

4. Nguyên nhân bị bệnh trĩ là do viêm  nhiễm bộ phận hậu môn


Hậu môn bị nhiễm trùng ở tình trạng cấp tính và mãn tính sẽ khiến các tổ chức tế bào có tính đàn hồi ở thành tĩnh mạch bị xơ hóa dẫn đến suy yếu, mất khả năng kháng lực và đây là cơ hội tốt để búi trĩ hình thành.

5. Nguyên nhân của bệnh trĩ do tĩnh mạch hậu môn chịu áp lực


Tĩnh mạch hậu môn phải chịu một áp lực cực lớn từ bệnh sơ gan, sung huyết gan hay bệnh tim. Những bệnh lý này sẽ làm cho tĩnh mạch hậu môn bị xuất huyết, áp lực ngày một tăng ảnh hưởng tới hoạt động lưu thông máu ở thành mạch hậu môn trực tràng. Mặt khác, các bệnh như u xơ tử cung, u buồng trứng, phì đại tuyến tiền liệt, ăn quá no, thậm chí là mang thai sẽ tạo áp lực lớn lên vùng ở bụng, cản trở quá trình tuần hoàn máu trong thành tĩnh mạch.

>>> Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ nhưng trên đây là những nguyên nhân gây bệnh trĩ điển hình nhất. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh trĩ một cách tốt nhất.
Read more…

Bệnh trĩ là gì?

19:24 |
Khi bị bệnh trĩ, dù bệnh nặng hay nhẹ đều gây phiền toái, khó chịu cho con người. Vậy bệnh trĩ là gì? mà có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh đến vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết sau đây.

Trĩ là bệnh gì

Bệnh trĩ là bệnh gì – thế nào là bệnh trĩ?

Rất nhiều người không hề hay biết bị bệnh trĩ là như thế nào, vì thế mà tỷ lệ người mắc bệnh trĩ này một gia tăng tại Việt Nam. Bệnh trĩ theo dân gian được biết đến là bệnh lòi dom, bệnh thường gặp ở dân văn phòng, tài xế, lập trình viên...

Trĩ được hình thành do sự co giãn quá mức của các xoang tĩnh mạch xung quanh khu vực hậu môn. Bệnh trĩ là bệnh thuộc tổ chức mô, bên trong sẽ là sự ứ đọng huyết làm cho tĩnh mạch bị giãn nở và phình to khiến các mô tĩnh mạch bị suy yếu.

Dựa theo vị trí hình thành ban đầu của búi trĩ, mà người ta chia bệnh trĩ làm 3 loại cơ bản sau:

- Trĩ nội: trĩ được hình thành bên trên đường lược, xuất hiện bên  trong ống hậu môn.

- Trĩ ngoại: hình thành bên dưới đường lược, ngay rìa hậu môn.

- Trĩ hỗn hợp: là sự kết hợp của hai loại trĩ cơ bản trên.

Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo, không thể cướp đi sinh mạng của con người nhưng nếu không sớm điều trị bệnh sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu của bệnh trĩ là gì?


Chảy máu

Ở giai đoạn đầu trĩ thường gắn liền với sự chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện. Bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, cùng với đó sẽ có một hay vệt máu nhỏ dính vào giấy vệ sinh. Thời kỳ này, máu chảy thường rất kín đáo và người bệnh chỉ phát hiện khi vô tình nhìn thấy máu bám vào giấy vệ sinh hoặc bám trên bề mặt của giấy vệ sinh. Thời gian càng lâu, tình trạng chảy máu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn: máu chảy nhiều và thường xuyên hơn, đặc biệt có không ít trường hợp bị ngất xỉu thậm chí là tại nạn do mất máu quá nhiều.

Sa búi trĩ

Lúc mới hình thành, búi trĩ thường có hình dạng rất nhỏ chỉ tương đương với hạt ngô hoặc hạt đỗ nằm ở trên hoặc dưới đường lược hay ngay bên rìa ống hậu môn, có màu  hồng nhuận. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục các thói quen cũ, không chịu đi điều trị, kích thước búi trĩ sẽ tăng dần theo thời gian và có thể nhận thấy sự thay đổi này khi búi trĩ sưng to, sa ra khỏi trực tràng.

>>> Bài viết bạn nên xem:

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Mẹo vặt chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là gì?


Hiện nay, nguyên nhân bệnh trĩ vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các yếu tố sau đễ sẽ tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành và phát triển.

- Táo bón kinh niên: Theo các nhà khoa học, áp lực trong ống hậu môn sẽ tăng lên gấp 10 lần nếu người bệnh có hành vi dặn khi đi đại tiện. Hậu quả của táo bón lâu ngày, làm nguyên nhân hình thành búi trĩ và khiến thể tích của búi trĩ tăng lên, cuối cùng sa ra khỏi ống hậu môn.

- Hội chứng lỵ: Cũng giống như bị táo bón, khi bị kiết lị người bệnh cũng phải rặn nhiều khiến áp lực vùng ổ bụng tăng đột biến gây ra trĩ.

- Tư thế đứng: Tỉ lệ bệnh trĩ ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động thường cao hơn người bình thường rất nhiều, đặc biệt là khối dân văn phòng. Vì theo ghi nhận, áp lực tĩnh mạch trĩ ở tư thế ngồi là 25cm H2O ở tư thế nằm sẽ tăng vọt lên 720cm H2O ở tư thế đứng.

- U bướu hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: Bệnh thường xuất hiện ở những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, người bị u bướu vùng tiểu khung hay ung thư trực tràng. Ở những trường hợp này, bệnh thường có nguyên nhân rõ ràng nên khi điều trị, ta phải điều trị nguyên nhân chứ không phải điều trị bệnh trĩ.

- Tăng áp lực ổ bụng: những người phải lao động với cường độ lớn và nặng nhọc như khuân vác, người mắc bệnh ho mãn tính, người bị giãn phế quản, ho nhiều....đều vô tình làm áp lực ở vùng ổ bụng tăng cao dẫn đến trĩ.

Điều trị bệnh trĩ


Tùy thuộc vào tình trạng diễn biến của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn và cách điều trị phù hợp.

- Đối với trĩ ở thể nhẹ người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao tại nhà để làm giảm kích thước búi trĩ.

- Ở tình trạng nặng hơn, bác sĩ sẽ xem xét người bệnh nên dùng thủ thuật cắt trĩ hoặc phải tiến hành phẫu thuật. Chú ý, phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng khi không còn biện pháp nào khác.

Các bạn đã biết bệnh trĩ là bệnh gì chưa? Chắc hẳn khi đã đọc tới đây, bản thân mỗi người chúng ta nên chú ý hơn tới tình trạng sức khỏe cũng như nguy cơ mắc bệnh của bản thân. Phòng tránh bệnh trĩ tốt sẽ giúp bản thân bạn có thể có một đời sống sinh hoạt lành mạnh và vui khỏe.

Read more…